Được tài trợ bởi Quỹ Hợp Tác Mekong – Hàn Quốc (MKCF), “Chuyến tham quan trao đổi hợp tác về các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo giữa các địa điểm dự án tại các quốc gia Mekong và Hàn Quốc” (Partnership Exchange Visit on Cultural and Creative Industries between Project Sites in Mekong Countries and the Republic of Korea) diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 12 năm 2024, đã mang đến cho các đại diện của các quốc gia Tiểu vùng Sông Mekong một nền tảng tuyệt vời để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong việc phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo (CCIs), từ đó góp phần bảo tồn di sản văn hóa và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Thông tin về Quỹ Hợp Tác Mekong – Hàn Quốc (MKCF) và dự án “Creative4Mekong”

Viện Mekong – Mekong Institute (MI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. MI kết nối các tổ chức, doanh nghiệp và nghệ nhân nhằm tạo ra cơ hội hợp tác và phát triển trong các ngành công nghiệp sáng tạo. Quỹ Hợp Tác Mekong – Hàn Quốc (MKCF) hỗ trợ các sáng kiến hợp tác quốc tế, tạo cầu nối giữa khu vực Mekong và Hàn Quốc trong việc nâng cao năng lực và phát triển bền vững các ngành sáng tạo.

“Creative4Mekong” là dự án về sáng kiến dài hạn nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo tại năm quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong: Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Lào và Campuchia. Mục tiêu chính của dự án là khai thác tiềm năng kinh tế của các ngành công nghiệp sáng tạo để thúc đẩy du lịch bền vững, bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời tạo cơ hội cho các nghệ nhân và cộng đồng sáng tạo phát triển nghề nghiệp và kết nối với các thị trường quốc tế. Chuyến tham quan này không chỉ là một sự kiện đơn thuần, mà còn là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng mạng lưới hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và khám phá cơ hội phát triển chung giữa các quốc gia.

Mở ra cơ hội phát triển ngành Công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp xã hội sản xuất và quảng bá các sản phẩm thủ công truyền thống từ cây Cỏ Bàng, Maries luôn nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm mang giá trị văn hoá của địa phương và đồng thời hỗ trợ cộng đồng nghệ nhân, đặc biệt là phụ nữ ở các làng nghề tại Việt Nam. Việc tham gia chuyến tham quan trao đổi hợp tác này mang đến cho Maries một cơ hội không thể bỏ lỡ để học hỏi và chia sẻ các phương pháp sáng tạo, từ đó đưa các sáng kiến của chúng tôi lên một tầm cao mới.

Seoul, Hàn Quốc, ngày 3 tháng 12 năm 2024 – Viện Mekong (MI) đã chính thức khởi động chương trình “Chuyến tham quan trao đổi hợp tác về các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo giữa các địa điểm dự án tại các quốc gia Mekong và Hàn Quốc” diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 12 năm 2024. Chương trình là sáng kiến được tài trợ bởi Quỹ Hợp Tác Mekong – Hàn Quốc (MKCF), nằm trong dự án kéo dài ba năm mang tên Thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo để phát triển du lịch di sản tại khu vực Mekong” (Creative4Mekong).

Mười tám đại diện từ năm địa phương trọng điểm — Ayutthaya (Thái Lan), Bagan (Myanmar), Huế (Việt Nam), Luang Prabang (Lào), và Siem Reap (Campuchia) — đã tham gia, dựa trên chuyên môn của họ trong các lĩnh vực như:

  • Nghệ thuật, Thủ công & Thiết kế
  • Nghệ thuật biểu diễn, Nghệ thuật thị giác & Âm nhạc
  • Dịch vụ & Các ngành liên quan

Trong bài phát biểu khai mạc, ông KIM Dong Ho, Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á 2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, nhấn mạnh: “Các quốc gia Mekong sở hữu các nguồn tài nguyên văn hóa độc đáo có thể được khai thác sáng tạo để nâng cao đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.”

Ông Madhurjya Kumar Dutta, Giám đốc Bộ phận Xúc tiến Thương mại và Đầu tư của MI, khẳng định: “Chuyến tham quan trao đổi này là một nền tảng quan trọng để kết nối doanh nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm nhằm làm phong phú thêm hệ sinh thái CCIs tại các quốc gia của họ.”

Trong khuôn khổ chương trình, MI đã ký một Bản Ghi Nhớ Hợp Tác (MoU) với ông Lee Young Gang, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Nghệ thuật và Văn hóa Phi vật thể Hàn Quốc (KICCA). Thỏa thuận này mở ra các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như:

  • Tổ chức chương trình,
  • Hợp tác xuất bản,
  • Phát triển đề xuất chung,
  • Các sáng kiến cụm ngành và phát triển bền vững.

Chuyến tham quan trao đổi hợp tác tại Hàn Quốc không chỉ giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về các mô hình sáng tạo tại Hàn Quốc, mà còn tạo ra những cơ hội để chúng tôi khám phá các kỹ thuật mới như nhuộm màu tự nhiên và phát triển sản phẩm từ giấy Hanji truyền thống, mà chúng tôi có thể áp dụng vào các sản phẩm thủ công tại Việt Nam. Mở ra nhiều cơ hội mới cho Maries trong việc kết hợp giữa giá trị truyền thống và sự sáng tạo đương đại, từ đó tạo ra những sản phẩm không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn bền vững và phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế.

Là bước tiến quan trọng trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Maries và các đối tác tại khu vực Mekong trong ngành công nghiệp sáng tạo. Những cơ hội học hỏi từ các chuyên gia, kết nối với các tổ chức sáng tạo hàng đầu tại Hàn Quốc và chia sẻ kinh nghiệm đã giúp Maries tìm ra những hướng đi mới trong việc phát triển sản phẩm thủ công truyền thống, kết hợp các kỹ thuật sáng tạo hiện đại và bảo vệ di sản văn hóa.

Maries hy vọng rằng những kiến thức và bài học từ chuyến tham quan này sẽ giúp chúng tôi phát triển và mở rộng sản phẩm thủ công Việt Nam ra thị trường quốc tế, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến sáng tạo bền vững trong cộng đồng nghệ nhân tại Việt Nam. Cũng như, tạo ra những cơ hội hợp tác lâu dài và phát triển ngành công nghiệp sáng tạo trong khu vực Mekong, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của ngành công nghiệp sáng tạo toàn cầu.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *