Cây Cỏ Bàng Xứ Huế
Cỏ Bàng là một loại cây sống ở vùng đất ngập nước như cây lúa, thân cây cao từ 1m5 đến 1m8. Một năm sẽ được thu hoạch một lần và để thu hoạch thì nông dân sẽ dùng lưỡi liềm để gặt sát gốc như gặt lúa. Cây có hình ống tròn, rỗng ruột, đường kính từ gốc lên đến ngọn khoảng từ 0.5 cm đến 0.2 cm. Sau khi phơi khô từ 3 đến 5 ngày nắng sẽ dai và bền hơn. Mỗi khi làm sản phẩm mới mang ra để đập dẹp thành sợi. Do đường kính nhỏ nên khi đan thành phẩm trông sợi rất thanh cảnh, nhất là đối với các sản phẩm có nền trơn nổi rõ sợi Cỏ Bàng.
Khác với cây Cói ở miền Bắc, cây Cỏ Bàng xứ Huế có từng đốt nhỏ, rỗng ruột và không có phần xốp bên trong. Khác với cây Cỏ Bàng miền Tây bởi thân cây Cỏ Bàng Huế nhỏ, đường kính chỉ tầm 0,4cm trở lại. Hai điểm khác biệt thú vị này đã giúp các sản phẩm làm từ Cỏ Bàng xứ Huế có nét độc đáo riêng. Nó khó bị nấm mốc vì ít hút ẩm và đẹp mắt bởi nét đan thanh mảnh, mịn màng khi gia công các loại túi xách và mũ nón.
Làng nghề Phò Trạch Đệm
Ở Huế cũng có làng nghề đan lát cỏ bàng, đó là làng đệm Bàng Phò Trạch (xã Phong Bình, Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Sản phẩm làm ra đa phần là túi xách, mũ, nón và một số vật dụng phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân. Vì là những sản phẩm được làm thủ công hoàn toàn nên tốn rất nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên giá thành bán ra lại thấp, mẫu mã lại đơn giản, chưa đa dạng, nên vẫn còn rất hạn chế người mua. Nhiều gia đình trong làng không sống được với nghề truyền thống, phải làm công việc khác để mưu sinh. Vì lẽ đó, Maries ra đời trên chính mảnh đất Cố Đô, là nơi đặt những bước chân đầu tiên để kết nối những con người có tình yêu với nghề truyền thống, các nghệ nhân, họa sĩ, cộng đồng ngành nghề để nâng tầm sản phẩm thủ công thuần túy từ thiên nhiên như Ví Cỏ Bàng, Túi Xách Cỏ Bàng, Nón Cỏ Bảng, Mũ Cỏ Bàng.
Vậy bạn đã từng bao giờ thắc mắc, làm cách nào từ cây Cỏ Bàng Xứ Huế, Maries có thể tạo nên những sản phẩm cao cấp như hiện nay không? Hãy cũng tìm hiểu “Hành Trình của Một Sản Phẩm Cỏ Bàng Xứ Huế Maries” nhé.
Cây Cỏ Bàng trồng khoảng nửa năm đến một năm là được thu hoạch. Người nông dân dùng dùng lưỡi liềm để gặt sát gốc như gặt lúa. Cỏ Bàng tại Huế khi thu hoạch có hình ống tròn, rỗng ruột, đường kính từ gốc lên đến ngọn khoảng từ 0.5 cm đến 0.2 cm.
Cỏ bàng sau khi được thu hoạch, cắt bỏ phần ngọn, chỉ giữ lại phần thân để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm thủ công cỏ bàng. Sau đó người nông dân sẽ phân loại theo kích thước cỏ bàng rồi phơi ở sân phơi, trải thành hình rẻ quạt xuống sân phơi rộng. Thông thường, cỏ bàng sẽ được phơi tầm khoảng 5 – 6 nắng. Sau khi phơi khô sẽ có màu xanh cốm từ phần giữa thân lên đến ngọn, từ giữa thân trở xuống gốc sẽ nhạt dần và có màu phớt hồng ở gốc.
Sau khi thu hoach, phơi cỏ bàng còn trải qua giai đoạn đập cỏ bàng (hay còn gọi là giã bàng). Cỏ Bàng Xứ Huế là loại cỏ bàng đặc biệt hơn các nơi khác, thân nhỏ, thanh mảnh, nên giai đoạn đập cỏ bàng cũng trở nên đặc biệt hơn, khó khăn hơn vì không dùng được máy đập bàng, mà phải sử dụng “Cỗ Máy Đạp Bàng” thủ công.
Sợi Cỏ Bàng sau khi đập sẽ để màu tự nhiên hoặc nhuộm màu tùy theo yêu cầu sản phẩm. Sau đó sẽ được các nghệ nhân lâu năm đan tay với kỹ thuật thuật đan xiêng hay còn gọi là đan chéo, phần gốc và phần đầu được đan chéo nhau. Kỹ thuật này giúp tấm đệm Cỏ Bàng sau khi đan xong sẽ có màu xanh cốm tự nhiên đều nhau trông rất đẹp và hầu như chúng ta sẽ không thấy sợi to sợi nhỏ.
Các sản phẩm thô của nghệ nhân làng nghề đan xong, sẽ được đội ngũ nhân viên của Maries lên thiết kế và may hoàn thiện. Để tạo ra các sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách hàng.
>> Xem thêm: Các sản phẩm Túi xách Cỏ bàng tại Maries
Sản phẩm Cỏ Bàng Xứ Huế Maries đã trải qua một hành trình dài trước khi đến được tới tay khách hàng thân yêu. Mỗi một công đoạn đều mang tâm huyết của người nghệ nhân, cũng như đội ngũ nhân viên thiết kế, họa sĩ cùng các bộ phận khác để tạo nên một sản phẩm Handmade từ Cỏ Bàng Xứ Huế.
Hi vọng mọi người hiểu được giá trị thực sự của từng sản phẩm Cỏ Bàng Maries và chúng mình sẽ luôn là cánh tay nối dài của các làng nghề truyền thống Việt, vì một cộng đồng phát triển bền vững và thịnh vượng.
Maries – 19/06/2023