Chuyện Mùa Lũ Từ Làng Quê Truyền Thống Huế
Khi Câu Chuyện Kinh Doanh Là Câu Chuyện Về Giá Trị Bền Vững
Mỗi năm, cứ đến tháng 10-11, Huế lại phải đối mặt với những đợt mưa bão, lũ lụt triền miên. Nhưng có lẽ điều đáng khâm phục nhất ở mảnh đất này chính là sự kiên cường của người dân. Những cơn lũ đã trở thành một phần của cuộc sống, đến mức người dân nơi đây coi chúng như một “thói quen” không thể thiếu. Họ sống với thiên nhiên, vượt qua mọi khắc nghiệt một cách lạc quan. Đặc biệt tại ngôi làng truyền thống Phò Trạch, Đông Mỹ, Huế – Nơi Maries đã cùng đồng hành với người dân hơn 3 năm nay với mô hình kinh doanh bền vững, không chỉ mang đến thu nhập mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn mỗi mùa lũ về.
Từ Cứu Trợ Đến Tự Chủ
Những năm trước đây, khi kinh tế mùa nhũng đợt cuối năm bị lắng lại, người dân không thể ra ngoài để làm việc bởi bị ngập úng liên tục và trong thời gian dài, cứ mỗi mùa lũ về, họ lại nôn nao đón chờ những đợt cứu trợ từ khắp nơi gửi về, dù chỉ là vài thùng mì gói hay túi gạo cũng khiến họ thấy vui mừng và được an ủi.
Ngày nay, bức tranh ấy đã dần thay đổi. Đồng hành cũng Maries trong hơn 3 năm qua, Đời sống kinh tế của những người phụ nữ nơi đây ổn định khi đầu ra cho các sản phẩm đan lát truyền thống ngày càng được mở rộng. Công việc đan lát từ cây cỏ bàng—một nghề thủ công vốn chỉ đủ giúp họ trang trải qua ngày—giờ đây đã trở thành nguồn thu nhập ổn định, giúp họ không chỉ vượt qua mùa lũ mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống một cách lâu dài. Các đợt cứu trợ giờ tuy ít đi, nhưng người dân không còn phải trông đợi như trước, bởi họ đã xây dựng được một nền tảng bền vững cho cuộc sống của mình.
Mùa Lũ Không Cản Bước Mưu Sinh
Trong từng báo cáo ngày từ làng Phò Trạch gửi về, những câu chuyện đời thường về người dân nơi đây luôn làm ấm lòng những ai đang dõi theo hành trình của Maries. Dù lũ lụt có làm cuộc sống trở nên khó khăn hơn, tinh thần làm việc của các dì, các chị vẫn không hề thay đổi. Nếu trước đây họ đạp xe hay đi xe máy đến chỗ làm, thì nay, họ chèo thuyền trên những con đường ngập nước để tiếp tục công việc. Dì Thuý, một trong những nhân viên gắn bó lâu năm với Maries, đã chia sẻ: “Dì có thể lội thêm mấy đợt lụt nữa không sao, miễn lụt tới vẫn có việc làm hằng ngày là vui lắm rồi.”
Giá Trị Bền Vững Từ Một Hệ Sinh Thái Nhân Văn
Khi nhìn lại thị trường, không khó để nhận ra rằng nhiều doanh nghiệp đang chạy đua trên các sàn thương mại điện tử, cố gắng bán hàng và cạnh tranh không ngừng nghỉ. Nhưng Maries lại chọn một con đường khác: xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững, chú trọng vào giá trị, con người và sự phát triển lâu dài. Thay vì tạo nên cuộc chiến săn lùng khách hàng và lợi nhuận ngắn hạn, Maries hướng đến việc kiến tạo một hệ sinh thái kinh doanh nơi cả người sản xuất và người tiêu dùng cùng chung hưởng lợi ích bền vững.
Những sản phẩm từ làng Phò Trạch không chỉ đơn thuần là hàng hóa; chúng chứa đựng câu chuyện, tinh thần và sự đóng góp của từng người phụ nữ nơi đây, nơi làng nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn 500 năm. Maries và những người phụ nữ Phò Trạch là minh chứng sống động cho sức mạnh của một mô hình kinh doanh bền vững và nhân văn, nơi giá trị không chỉ nằm ở lợi nhuận mà còn ở ý nghĩa sâu sắc cho cộng đồng làng nghề và lan toả giá trị văn hoá Việt Nam. Mong rằng câu chuyện này sẽ truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp, đóng góp tích cực cho xã hội và cộng đồng.
~ Maries, 31/10/2024 ~