Nghề chằm nón lá xứ Huế là nghề truyền thống có bề dày lịch sử từ lâu đời, có tính kế thừa qua nhiều thế hệ. Vì thế, nón lá xứ Huế từ lâu đã rất nổi tiếng với nét thanh nhã hiếm có, khiến người đội trông cũng thật duyên dáng. Ngoài tính thẩm mỹ tuyệt vời, độ bền của nón lá xứ Thần Kinh cũng là một ưu điểm nổi bật. Nón là kè, lá cọ, lá dừa,… Gần đây nhất là Nón lá Sen, Nón lá bàng cũng đã tạo ra những điểm nhấn hoàn mỹ cho làng nghề xứ Huế. Nón Cỏ Bàng là “đứa con cưng” mới khác, từ sự kết hợp giữa hai làng nghề truyền thống xứ Huế: Nghề Đan Lát Đệm Bàng Phò Trạch và Nghề Chằm Nón Truyền Thống.
Nón Cỏ Bàng Xứ Huế
Để làm ra được một chiếc Nón Cỏ Bàng thì nguyên liệu không thể thiếu chính là cỏ bàng.
Đừng nhầm với Nón Lá Bàng nhé. Nón Lá Bàng được chằm từ xương Lá Bàng đã được tẩy diệp lục, xếp lên nhau, xây lá, chằm nón để tạo ra thành phẩm. Nón Cỏ Bàng là loại nón được “chằm” từ tấm đệm bàng làng Phò Trạch.
Cỏ bàng được thu hoạch mỗi năm một lần vào tháng 2 tại các ruộng cỏ bàng làng Phò Trạch. Người nông dân, nghệ nhân dùng tay nhổ sát gốc, bó lại thành bó. Phơi cho thật khô, từ 3 đến 5 ngày nắng. Sau khi phơi xong, cỏ bàng được phân loại theo kích thước, màu sắc và chuyển vào kho. Lượng cỏ bàng mỗi lần thu hoạch có thể dùng để phục vụ cho việc đan lát cả năm.
Trong bài viết Sợi Cỏ Bàng Mang Tên Maries, các nghệ nhân nhà Maries đã chọn những sợi cỏ bàng tốt nhất, thanh mảnh, dai bền nhất để dành cho việc đan lát sản phẩm cỏ bàng Maries. Những sợi bàng được thoăn thoắt đan lát, tạo ra những chiếc mũ, nón, ví cỏ đã từ lâu được khách hàng tứ phương mến mộ. Nay lại tạo ra các tấm bàng tinh xảo, gọn gàng, đều tay, rất chắc chắn.
Nón cỏ bàng được tạo hình từ những tấm cỏ bàng khổ rộng như thế. Sau đó được nghệ nhân chằm nón xứ Huế tạo hình chóp bằng cách đo lường, tách hình trên mẫu theo số đo 13,16,18 vành, cho mục đích sử dụng khác nhau. Tiếp đến được đưa lên khung nón để chằm.
Làm vành tre
Các cô chú nghệ nhân vót tre bằng tay để tạo ra những nang tre nhỏ. Sau đó, từng vành tre nhỏ sẽ được đưa vào các ô kim loại trên “cỗ máy vót vành” để tạo độ tròn, đều, trơn láng mà không cần phải mất quá nhiều công sức. Công đoạn chằm vành nón là công đoạn quyết định sự rắn chắc cho chiếc nón.
Nón được chằm với các nang tre vót nhỏ, hay còn gọi là vành nón như các loại nón truyền thống khác. Điểm khác biệt là sau khi chằm, nón được lên viền vải xinh yêu, mới lạ, cực kì tinh tế. Vì là sản phẩm cỏ bàng, việc phối vải chính là để vừa giữ phom cho chiếc nón, vừa là một điểm nhấn cho chiếc nón thêm phần tinh khôi.
Bố cục nón cỏ bàng nhà Maries rất cân đối, viền vải mảnh nhỏ, được may chắc tay, tăng thêm độ tinh tế vốn có cho chiếc nón. Để tạo ra một chiếc nón cỏ bàng đẹp thì khâu viền vải chân nón cũng không kém phần quan trọng, bởi vải viền phải thật sự mảnh, mịn, không bị dồn vải khi may.
Khác với những chiếc nón lá khác được phủ dầu để bảo vệ màu tự nhiên, nón cỏ bàng có thể giữ được màu sắc tươi sáng mà không cần sơn bóng. Nón có mùi cỏ tự nhiên rất đáng yêu, kèm thêm những họa tiết vẽ tay xuất sắc bởi những họa sỹ tài hoa nhà Maries.
Hoa sen là quốc Hoa của Việt Nam, cũng là biểu tượng của xứ Huế bởi Sen Huế, Trà Sen Huế, Hạt Sen Huế,… đều được khách hàng toàn quốc đón nhận và yêu thương. Chiếc nón cỏ bàng vừa tinh xảo, đẹp mắt, vừa mang tính nghệ thuật cao khi được kết hợp với những nét bút vẽ điêu nghệ. Nét chấm phá hoa Sen độc đáo tại Maries trên nền nón cỏ bàng đan đều sợi, tinh xảo Maries có một sự thu hút không hề nhẹ.
Những mẫu nón cỏ bàng của Nhà Maries chính là tiếng nói của những người phụ nữ làm làng nghề truyền thống. Họ yêu nghề và muốn giữ nghề. Sản phẩm chính là sự kết hợp của tình người và nghệ thuật đa chiều. Đó là chính là sự kết hợp của nghề đan lát đệm bàng, nghề chằm nón và vẽ truyền thống.
Nón cỏ bàng họa tiết sen chính là những sản phẩm nón cỏ đầu tay nhà Maries. Dòng trang trí hoa sen, đài sen, lá sen cũng chính là dòng thiết kế chủ đạo mà Maries tâm đắc. Maries tâm niệm “Hoa khai hoa bất lạc” – “Hoa nở hoa không tàn” vào mỗi sản phẩm sáng tạo của mình. Maries xin cảm ơn.
Theo Maries