Trống Đồng là bảo vật của ông cha, gắn liền với văn hoá Việt chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật và lịch sử to lớn, phản ánh nét những độc đáo và đặc sắc nhất của nền văn minh lúa nước của người Việt cổ. 

Nhằm mang đến những sản phẩm truyền thống không chỉ đáp ứng tính thẩm mỹ, tiện dụng, Maries mong muốn lan toả niềm tự hào dân tộc và nét đẹp văn hoá người Việt, được sử dụng rộng rãi, thông dụng hơn, những hoạ tiết trên Trống Đồng được chúng mình khắc hoạ lại trên nón Cỏ Bàng Xứ Huế.

1, Ý nghĩa hoạ tiết trên Trống Đồng

Hình ảnh Mặt Trời

Ở trung tâm mặt Trống Đồng là hình một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho Mặt Trời, thể hiện tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời trong nền văn minh lúa nước.

(Nguồn: wikipedia.org)

Hoạ tiết Hình Học

Các hoạ tiết hình học trên bề mặt trống chủ yếu là

  • Hoa văn hình răng cưa được hiểu là hình ảnh ánh sáng mặt trời
  • Vòng tròn nối liền nhau có nét dấu chấm chính giữa được hiểu là làn sóng nước lớn
  • Hình chữ S tượng trưng là ánh nắng…

Ngoài ra còn có hình những chấm nhỏ tròn, vạch chéo, vạch thẳng,… Hầu hết là những hình ảnh ngẫu hứng tuỳ theo suy nghĩ và sức tưởng tượng của người xưa, tạo nên các hoa văn độc đáo và nét nghệ thuật đặc sắc của trống đồng.

Hình ảnh Chim Thú

Chim Lạc, chim Hồng – Vật tổ của người Lạc Việt được cách điệu với nhiều hình dáng và tư thế khác nhau như bay, đậu hay đứng chầu mỏ vào nhau.

Hươu nai – Loài vật hiền lành và thân thuộc với con người khi sống giữa thiên nhiên

Nhà Sàn

Hoạ tiết được sử dụng với 2 loại kiến trúc: Mái cong và mái tròn. Trong đó dạng mái cong được xem là nhà dân ở, còn mái tròn có cột chống và thang kê lên sàn được dùng cho việc thờ cúng, mang nét đặc trưng của văn hoá truyền thống thời kỳ dựng nước sơ khai.

Hình ảnh con thuyền

Con thuyền được khắc hoạ với hai đầu cong vút, mô tả một phần cuộc sống sinh hoạt gắn liền với sông nước của ông cha ta.

Hình ảnh các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người

Những hoạ tiết miêu tả cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân như nhảy múa, giã lúa, bơi thuyền, đánh trống, . .. là các hoạ tiết rất giản dị có tính biểu trưng cao, chúng đã thể hiện rõ nét cuộc sống thanh bình, sung túc và phồn thịnh trong thời sơ khai của dân tộc

>> Tham khảo BST Nón Cỏ Bàng vẽ tay hoạ tiết Trống Đồng TẠI ĐÂY

2, Hồn Việt trên chiếc Nón Cỏ Bàng Trống Đồng

Nhằm mang đến những sản phẩm truyền thống không chỉ đáp ứng tính thẩm mỹ, tiện dụng, Maries mong muốn lan toả niềm tự hào dân tộc và nét đẹp văn hoá người Việt, được sử dụng rộng rãi, thông dụng hơn, những hoạ tiết trên Trống Đồng được chúng mình khắc hoạ lại trên nón Cỏ Bàng Xứ Huế.

Chiếc Nón Cỏ Bàng đậm chất làng nghề truyền thống kết hợp họa tiết vẽ tay nghệ thuật, phù hợp để sử dụng hàng ngày, trang trí hoặc là món quà dành tặng nhau vào những dịp đặc biệt!

>> Tham khảo BST Nón Cỏ Bàng vẽ tay hoạ tiết Trống Đồng TẠI ĐÂY

Là dòng sản phẩm nón cỏ độc đáo của Maries, Nón Cỏ bàng là sự kết hợp tinh xảo giữa hai làng nghề truyền thống xứ Huế: Nghề Đan Lát Đệm Bàng và Nghề Chằm Nón Truyền Thống. Khác với những chiếc nón lá khác được phủ dầu để bảo vệ màu tự nhiên, Nón Cỏ Bàng có thể giữ được màu sắc tươi sáng mà không cần sơn bóng.

Ưu điểm khi sử dụng nón cỏ bàng chính là bởi nón có độ bền cao, hoạ tiết không phai ngay cả khi gặp nước, nhẹ và rất mát. Nón có mùi cỏ tự nhiên mộc mạc, kèm thêm họa tiết vẽ tay tỉ mỉ bởi những họa sĩ tài hoa nhà Maries.

Mang một sản phẩm handmade Cỏ Bàng, bạn vừa góp phần vào bảo vệ môi trường, vừa bảo tồn làng nghề truyền thống và lan tỏa những giá trị văn hóa đến khắp mọi miền

3, Cô gái Việt trong tà Áo dài và chiếc Nón truyền thống

Việc sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đã trở nên quen thuộc với những cô gái yêu phong cách “sống xanh”, thân thiện môi trường. Đặc biệt hơn, sản phẩm Maries không chỉ nói lên phong cách thời trang một cách tinh tế mà còn tạo sinh kế ổn định cho phụ nữ làng nghề Xứ Huế.

 

Note: Sản phẩm được các họa sĩ và thiết kế của Nhà Maries sáng tạo độc quyền trên bố cục Nền Cỏ Bàng của Nón – Túi xách – Ví – Mũ, vui lòng không REUP và sao chép

Maries, 26/07/2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *