Thừa Thiên Huế, vùng đất Cố Đô mang trong mình bao giá trị lịch sử và văn hoá làng nghề Việt, việc gìn giữ và lan toả những giá trị tốt đẹp ấy luôn được tỉnh đề cao.
“Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế” được xây dựng và triển khai chính là một bước tiến quan trọng, không chỉ tạo ra một thương hiệu có tính tập thể, nổi bật mà còn là biện pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
Vào Quý 3 năm 2023, Maries vinh dự đạt quyền sử dụng “Con Dấu Nhận Diện Sản Phẩm Thủ Công Mỹ Nghệ Huế”, một minh chứng về chất lượng, uy tín của sản phẩm và cam kết của Maries trong việc bảo tồn & phát triển di sản văn hóa truyền thống xứ Huế.
1, Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế là gì?
Trong bối cảnh thế giới ngày càng hiện đại, nơi mà sự tiện lợi và nhanh chóng trở thành chủ đạo, việc gìn giữ và lan toả những sản phẩm thủ công mang tính văn hoá địa phương, thân thiện môi trường cần được phát triển bài bản, dễ dàng nhận diện hơn, từ đó nâng cao vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương trên thị trường cả trong và ngoài nước.
Nằm trong chiến lược phát triển thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế và thực hiện Chương trình số 57/CTr-UBND ngày 22/4/2016 về phát triển thị trường đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020; Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”. Sau quá trình triển khai xây dựng, ngày 27/02/2017 Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định số 12833/QĐ-SHTT về cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
“Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”được thiết kế từ hình tượng cách điệu con rồng trên ấn Khâm Văn Chi Tỳ (là 1 trong 24 bảo tỷ triều Nguyễn, ấn được đúc bằng vàng – năm Minh Mạng thứ 8 (1827), ấn dùng để đóng vào các văn kiện liên quan đến các vấn đề văn hoá). Trong hình tượng con rồng, đầu rồng hướng lên góc 45 độ, thể hiện sự uy quyên, tạo nên xu hướng phát triển, phông chữ “Thủ công mỹ nghệ Huế” nằm trong hình ấn triện, dưới cùng là dòng chữ tiếng Anh “CRAFTED IN HUE” khẳng định xu hướng hội nhập. Logo sử dụng một màu đỏ thống nhất, thể hiện tính chủ quyền và uy tín của một nhãn hiệu tập thể đại diện cho một địa phương lớn.
2, Maries Cỏ Bàng Xứ Huế – Đơn vị được cấp quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm TCMN Huế”
Việc được cấp quyền sử dụng “Con Dấu Nhận Diện Sản Phẩm Thủ Công Mỹ Nghệ Huế” là một bước quan trọng trong hành trình phát triển của Maries – Cỏ Bàng Xứ Huế. Đây không chỉ là sự công nhận về chất lượng và uy tín của sản phẩm mà còn là một minh chứng cho sự nỗ lực và cam kết của Maries trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống của đất Huế.
>> Xem thêm: Chuyện Maries kể | Cỏ Bàng và Hành Trình Rực Rỡ
3, Địa điểm chọn Quà Huế từ sản phẩm thủ công truyền thống xứ Huế:
Huế, ngoài những đặc sản có giá trị ẩm thực, những món quà tặng mang giá trị thời trang từ làng nghề truyền thống trên 500 năm tuổi như Túi xách, Nón thủ công từ Cỏ Bàng cũng là món quà Huế ý nghĩa.
Từ xa xưa, nón Huế được sử dụng để che mưa che nắng và không biết từ bao giờ, nón Huế đã trở thành một biểu tượng văn hóa của mảnh đất cố đô. Nón Cỏ Bàng Huế nhà Maries được thiết kế, trang trí với nhiều họa tiết ấn tượng, đẹp mắt và được bày bán duy nhất tại Showroom: 54A Chu Văn An, Phú Hội, Huế.
>> Xem thêm sản phẩm Tũi, Mũ, Nón, Ví từ Cỏ Bàng tại Danh mục sản phẩm
Từ nay, khi mọi người sử dụng các sản phẩm từ Maries – Cỏ Bàng Xứ Huế, bạn có thể an tâm và tự tin về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Đồng thời, đồng hành cũng chúng mình góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống tại xứ Huế.