Câu chuyện số 1

Chuyện Kể Người Chằm Nón

Chuyện Maries kể…

Chúng mình tin rằng mọi điều xảy ra trong đời đều bắt đầu bằng một chữ DUYÊN

“Chỗ chị ở, hồi xưa là cả làng chằm nón mà chừ thì họ bỏ nghề hết rồi chỉ còn 1 ít người chằm thôi”

Chị Võ Thị Lan, một người con của làng nghề truyền thống chằm nón lâu đời, được truyền nghề từ bà ngoại và mẹ, nhưng giờ dần mai một bởi nhu cầu sử dụng ngày một ít đi, nhiều gia đình trong làng không sống được với nghề truyền thống, phải làm công việc khác để mưu sinh.
Chị Võ Thị Lan chăm chỉ với nghề giúp việc cho gia đình chị Hồ Sương Lan (CEO của Maries) trong nhiều năm liền.
 
Cho đến khi Covid tìm đến, Maries được hình thành và lên ý tưởng, mong muốn phát triển dòng Nón từ nguyên liệu địa phương, mặc dù trước đó đã có một vài chiếc Nón cùng chất liệu trên thị trường nhưng chưa hề phổ biến và chưa đạt được độ thẩm mỹ cao để thị trường và khách hàng chú ý đến.
 
Kiên trì với dòng sản phẩm này, muốn cho ra thị trường dòng nón truyền thống kế thừa từ những chiếc nón 16 vành truyền thống có sẵn có ở nơi gọi là chiếc Nôi của nghề Nón nổi tiếng- Xứ Huế, Chị CEO Hồ Sương Lan đến vài ba làng nghề chằm nón truyền thống ở Huế để tìm kiếm những người làm nghề giỏi, những cô thợ chằm nón lành nghề, đặt vấn đề chằm Nón trên chất liệu mới từ miếng Đệm Bàng (Cỏ Bàng được đan thành Đệm), nhưng tất cả đều thất bại vì rất nhiều người vào thời điểm đó chưa quen với sản phẩm có chất liệu mới, dày thô ráp trên chiếc khung gỗ cũ, họ thấy khá khó khăn bởi họ đã quen với việc chằm các dòng Nón Lá Xanh, Lá kè truyền thống của Huế.

Và rồi, nhân duyên, chuyện gì tới cũng tới….

“Mình nghĩ là mình sẽ gắn bó với nghề giúp việc nhưng hôm đó, chị Sương Lan về nhà với khuôn mặt đầy thất vọng, nỗi lòng đầy trăn trở vì chưa thỏa mãn được câu chuyện cho ra đời Dòng Nón mới này theo thiết kế của Maries, chị hỏi mình tìm giúp người chằm Nón Cỏ Bàng. Lúc đó thì mình nói với chị là mình có thể làm được. Và thế là mình có cơ duyên đổi nghề từ giúp việc qua chằm nón” ~ Chị Võ Thị Lan cười chia sẻ
>> Tham khảo mẫu Nón Cỏ Bàng TẠI ĐÂY

Maries đã thay đổi tôi như thế nào!

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề chằm nón lá, tiếp xúc với công việc chằm nón từ lúc 10 tuổi, chị Võ Thị Lan nhanh chóng quen với cách chằm nón trên một chất liệu mới. Từ một cô giúp việc nay chị chính là người đã tạo nên những chiếc Nón Cỏ Bàng có nét độc đáo và tinh tế riêng mà quý khách hàng đang cầm trên tay.
 
Với sự yêu thích ngày càng nhiều của khách hàng, chị Võ Thị Lan quay trở lại đào tạo cho nhiều phụ nữ khác trong làng, để tăng sản lượng và giúp các dì có nguồn thu nhập ổn định với cái nghề được cha ông truyền lại.
 
“Cuộc sống của mình thay đổi rõ rệt, mình được sống và làm công việc mà mình yêu thích, được gặp những người bạn mới, được học hỏi nhiều kiến thức, được hưởng những chế độ khen thưởng của công ty và cuộc sống của mình ổn định hơn trước rất nhiều.” ~ Chị Võ Thị Lan chia sẻ.
Chị mong muốn rằng trong tương lai nghề nón sẽ phát triển hơn nữa để có thể đưa được nón lá Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới và hơn hết là tạo được việc làm cho các o các mệ đang gắn bó với nghề truyền thống.
 
Có thể thấy được với người yêu nghề, họ luôn khát khao muốn duy trì và phát triển các dòng sản phẩm truyền thống. Mang trong mình tình yêu với cộng đồng, Maries sẽ nỗ lực không ngừng nghỉ để tạo ra nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng làng nghề, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ nông thôn, cho chính nhân sự của chúng tôi và mang lại nhiều giá trị hữu hình và vô hình cho chính khách hàng, quý đối tác, người hữu duyên cùng góp phần cộng hưởng với Maries trong quá trình hình thành và liên tục phát triển.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *