Huế nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh du lịch. Huế còn biết đến với những giá trị truyền thống lâu đời, trong đó có những làng nghề truyền thống. Nón lá Huế là một trong những làng nghề truyền thống xứ Huế, nổi tiếng từ rất lâu rồi.
1. Nghề làm nón
Nghề làm nón lá đã xuất hiện ở Huế hàng trăm năm nay với nhiều làng nón như Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa… Trong đó Tây Hồ là cái tên nổi bật nhất bởi đây chính là nơi xuất xứ của chiếc nón bài thơ nổi tiếng
Chiếc nón lá Huế được sử dụng rất phổ biến từ xưa đến nay, từ nông thôn đến thành thị, cả nữ hay nam, người lớn tuổi hay người trẻ tuổi. Tuy nhiên, để làm được một chiếc nón đơn sơ mộc mạc mà ai cũng có thể sử dụng lại không hề đơn giản. Đó là cả một quá trình rất nhiều công đoạn.
Người làm nón phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, chọn khung, uốn vành, lợp lá, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ… đến bước cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Tất cả các công đoạn đều được người thợ làm một cách tỉ mỉ, cẩn thận, đầy sự kiên trì cùng với đôi bàn tay khéo léo và tình yêu nghề trong chính mỗi người nghệ nhân.
Hiện nay, nghề làm nón lá đang dần mai một nhưng vẫn còn những người thợ tài hoa âm thầm gắn bó với nghề làm nón. Nón lá Huế đã ghi đậm dấu ấn tài năng và sự cần cù của nghệ nhân xứ Huế.
>> Có thể bạn quan tâm: Văn hóa nón lá Huế
2. Sự tỉ mỉ, kì công trong từng công đoạn làm nón lá Huế
Để làm ra được một chiếc nón lá Huế vừa đẹp, vừa nhẹ, vừa bền là cả một nghệ thuật và công phu của những nghệ nhân trong từng công đoạn của quy trình sản xuất.
2.1. Lá nón
Nguyên liệu chính làm nón lá Huế chính là lá nón, lá của cây Bồ Diệp Quí. Người ta thường phải lên rừng để lựa những chiếc lá không quá non cũng không quá già, lá nón đẹp là lá có màu xanh nhẹ, có độ mềm với chiều dài khoảng 40-50cm.
Chọn lá cũng cần kinh nghiệm sao cho lá khi khô vẫn giữ được màu xanh nhẹ.
Lá nón được đem về phơi sương cho dịu lại, sau đó mới đem ủi phẳng. Lá được ủi nhiều lần cho phẳng và láng.
2.3. Khung chằm nón (Khuôn nón)
Khung chằm nón lá Huế cũng được chuẩn bị một cách cẩn thận. Khung gồm 6 cây sườn chính, dựa trên đó để bố trí 16 nan tre được vót nhỏ uốn quanh khung hình chóp nón.
Người thợ làm khung nón giữ kỹ thuật tạo dáng mái, khoảng cách giữa các vành và độ tròn của vành…
Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy.
Kích thước truyền thống thường thấy của nón lá Huế là 16 vành. Ngoài ra cũng có các loại khung 13 vành, 14 vành hay 18 vành. Phổ biến nhất vẫn là loại 16 vành truyền thống.
Các nan vành này cần kĩ thuật vót tròn trịa, mảnh nhưng vẫn chắc chắn.
>> Có thể bạn quan tâm: Nón Cỏ Bàng Họa Tiết Màu Tím
2.4. Lợp lá (Xây lá)
Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng.
Công đoạn này cũng cần sự khéo léo của người nghệ nhân, làm sao cho những chiếc lá nón xây lên phải thật đều, tạo nên sự đồng bộ, hài hòa của chiếc nón.
2.5. Chằm nón
Đây là công đoạn chính nhất của quá trình làm nón lá. Tay nghề của người thợ thường được đánh giá qua công đoạn chằm nón này.
Người nghệ nhân tay nghề cao là người vừa phải chằm đều vừa phải nhanh. Mũi chỉ chằm phải sát để kẽ lá ôm khít lấy nhau.
Khi nón chằm hoàn tất, người thợ đính cái “xoài” bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền.
3. Nón nghệ thuật xứ Huế
Nhờ kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, nón lá Huế đã trở thành dấu ấn riêng cho vẻ đẹp của Huế, của làng nghề văn hóa Huế.
Tháng 8/2010, Nón lá là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Ngày nay nón Huế còn là mặt hàng lưu niệm được nhiều người yêu thích không chỉ trong nước mà còn khắp nơi trên thế giới.
Đến Huế bạn cũng sẽ nghe tới thương hiệu Maries – Nón Nghệ Thuật Xứ Huế.
>> Xem thêm: Nón Cỏ Bàng Họa Tiết Màu Tự Nhiên
Ở đây bạn sẽ tìm thấy được cả những chiếc nón lá truyền thống xứ Huế, đồng thời cũng sẽ có những chiếc nón nghệ thuật từ những chất liệu thiên nhiên khác như nón lá sen, nón xương lá bàng và đặc biệt nhất là nón Cỏ Bàng xứ Huế.
Maries mong muốn nghề làm nón truyền thống của Huế sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát huy thông qua những chiếc nón nghệ thuật xứ Huế của mình.