“Quê em hai mùa mưa nắng” là câu nói quen thuộc khi nhắc đến thời tiết miền Trung. Hễ cứ vào tháng 10,11, Huế luôn chào đón mùa đông với những cơn mưa dai dẳng và bão lụt..
Đặc biệt là vùng “rốn lũ” thôn Đông Mỹ, Phong Điền luôn có thời gian ngập nặng nhiều ngày hơn những vùng khác của Huế.
Cỏ Bàng – loài cây gắn bó với người dân thôn Đông Mỹ từ năm này qua năm khác, trải qua biết bao đợt lũ, ruộng phải ngâm mình trong nước khoảng 5-7 ngày tùy theo đợt lụt to hay nhỏ. Nhưng may mắn thay đồng ruộng Cỏ Bàng ở những vị trí cao nên chỉ chịu ảnh hưởng của nước mưa, chứ không chịu ảnh hưởng của nước nguồn đổ về (mọi người thường gọi là nước bạc).
Mặc mưa lũ, các Dì vẫn chăm chỉ đến “Tầng Gác Mái Cỏ Bàng” nhận nguyên liệu về đan tại nhà
Miền Trung bao mùa lũ bão qua đi, vài vàm cỏ đã oằn mình xuống sau cơn giông bão… Ấy thế mà có một nghị lực tồn tại phi thường tại vùng đất này khiến cho bao người phải thán phục.
Nhìn từ một hướng khác, ngọn Cỏ Bàng xanh mướt. Cây thì vươn thẳng, chống đỡ cho nhau, cây thì cùng nhau ngã rạp sang một bên, ví như những cánh tay đưa cao, cùng chào một hướng, vẫn giữ nét bệ vệ lạ thường… Có một điều rằng, ngọn Cỏ Bàng làng Phò Trạch cũng như tấm lòng của người dân nơi đây. Dẫu cũng có những lúc bị xô ngã nhưng luôn bền chí, vẫn tiếp tục sinh tồn vững chãi.
Tầm tháng giữa tháng 11 cây Cỏ Bàng bắt đầu sinh sôi, và phát triển khoẻ mạnh trở lại. Cỏ Bàng thuộc dạng bất chấp mọi thời tiết, như thể tượng trưng cho sự kiên định giữ nghề đan Bàng qua 500 năm của người dân làng nghề, dù thế nào cũng không “gục ngã”. Đối với vùng chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn như miền Trung, cây Cỏ Bàng không những không bị ảnh hưởng bởi các đợt mưa lụt từ 5 đến 7 ngày, mà còn “cực ưng” vì các đợt lụt ngắn ngày này sẽ giúp làm chết cỏ dại, mang lại nguồn phù sa màu mỡ hỗ trợ cho sự sinh trưởng của cây Cỏ Bàng. Tuy nhiên với những đợt lụt từ 2 tuần trở lên thì chất lượng sợi Bàng sẽ phần nào bị ảnh hưởng, nó sẽ đen hơn một xíu so với sợi cỏ bình thường.
Cây Cỏ Bàng lúc trước chưa có nguồn thu nhập nhiều cho người dân nên diện tích Cỏ Bàng chỉ có tầm 5-5,3ha. Nhưng tính đến hiện nay cũng nhờ vào nền kinh tế của cây Cỏ Bàng khá nhiều, nên diện tích trồng Bàng được được khai thác, cải tạo thêm trên những bãi đất hoang, nên diện tích cây Cỏ Bàng tăng thêm 12-15 ha. Mỗi hộ gia đình sẽ có ít nhất 500m2 -> 1000m2.
Tự những sản phẩm thời trang được làm nên từ cây Cỏ Bàng chính là sự kết nối giữa con người cần mẫn với làng với nghề và những tâm hồn yêu nét mộc mạc của sản phẩm thủ công truyền thống.
Nếu bạn có dịp một lần đến Huế, hãy ghé thăm cơ sở chính của Maries tại 54A Chu Văn An – Thành phố Huế để Maries kể tiếp bạn nghe những câu chuyện về màu xanh Cỏ Bàng, màu hy vọng! Hãy để những người nghệ nhân và họa sĩ kể cho bạn nghe câu chuyện thực tế để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà có thể bạn đang cầm trên tay.
Nếu bạn có dịp một lần đến Huế, hãy ghé thăm cơ sở chính của Maries tại 54A Chu Văn An – Thành phố Huế để Maries kể tiếp bạn nghe những câu chuyện về màu xanh Cỏ Bàng, màu hy vọng! Hãy để những người nghệ nhân và họa sĩ kể cho bạn nghe câu chuyện thực tế để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà có thể bạn đang cầm trên tay.
>> Quà tặng cao cấp từ Sợi Cỏ Bàng Xứ Huế