Câu chuyện số 5

Chuyện Nghệ Nhân Đan Cỏ Bàng Maries

Sợi cỏ bàng chẳng ngại gió sương

Chỉ sợ lòng người ngại thương ngại khó

Trong thời điểm dịch Covid ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất, dịch vụ, và cả người nông dân, Maries đã đến với cây Cỏ bàng Phò Trạch như một cái duyên thật đẹp.

1, Từ những người phụ nữ nội trợ…

Huế – xứ sở của nhiều Làng nghề truyền thống, dù có mai một đi rất nhiều nhưng vẫn chưa hẵn đã thất truyền, số lượng người nghệ nhân đã cố để giữ nghề, truyền nghề và dạy nghề vẫn còn tại một số Làng truyền thống vài trăm năm tuổi, nhưng con số vốn đã thưa thớt này đang ngày một vơi đi, người dân không có thu nhập ổn định từ chính cái nghề mà họ thật sự đã như là một “nghệ nhân thực thụ”.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Liên (Dì Liên), người đồng hành cùng Maries từ những ngày đầu tiên. Dù tóc đã pha màu muối tiêu, nhưng tình yêu của Dì đối với cái nghề được truyền lại từ mẹ và bà vẫn vẹn nguyên.

Dì Liên chia sẻ: “Lúc trước khi chưa biết đến Lan (chị Hồ Sương Lan/CEO Maries), dì đan thuê mấy cái túi cho người ta vì mong muốn có thêm ít đồng vào, đồng ra, mỗi ngày đan có 1 2 cái là cùng, người ta kêu dạy nghề cho những người khác trong làng nhưng thu nhập không ổn định lại đi miết, cháu ở nhà không ai giữ nên dì lại trở về trồng lúa theo vụ để bán là chính…”

Cây Cỏ Bàng gần như trở thành máu thịt của dì và người dân làng nghề Đệm đặc biệt là thôn Đông Mỹ, nơi còn lại nhiều hecta ruộng trồng Cỏ Bàng nhất của huyện, họ yêu nghề lắm, họ muốn lắm nghề truyền thống được phát triển tốt đồng nghĩa với đời sống họ cũng sẽ khá giả hơn.

>> Xem thêm các Dòng Túi Xách Cỏ Bàng Thiết Kế TẠI ĐÂY

2, Đến những người phụ nữ có kinh tế!

 

Nhờ có sự ủng hộ của khách hàng mới và sự trở lại của khách hàng cũ đã giúp Maries mang đến công việc đều đặn hơn cho các dì trồng Bàng và đan Bàng tại làng nghề.

Dì Liên phấn khởi: “Từ khi làm việc với Lan, bà con có thu nhập ổn định hơn vì đơn hàng đều, làm mẫu mã nâng cấp tinh xảo, đẹp hơn. Dì quản lý vùng nguyên liệu và đã cải thiện đời sống cho 15-20 dì khác trong làng. Và cũng nhờ công ty mà tay nghề đan của dì Liên và các dì ngày càng nâng cao hơn biết đan nhiều mẫu mã , biết thêm thị trường ở bên ngoài hơn…”.

Nụ cười của người đàn bà làng Phò Trạch dù trải qua nhiều “Hai sương một nắng” vẫn tươi tắn, rạng rỡ như Cỏ Bàng hàng thế kỷ vẫn không thôi tươi xanh là thế.

Cách đây tầm 9-10 năm trước giá trị khi làm cây Cỏ Bàng rất là thấp (bình quân 1 chiếc chẹ nhỏ được 4-5 ngàn đồng) chính vì thế mà mọi người chủ yếu tập trung làm lúa.

Mùa vụ lúa 1 năm sẽ có 2 vụ trong năm là chiêm chính và hè thu. Khi đó mọi người sẽ tập trung đi gieo xạ tầm khoảng 5-7 ngày xong để cây phát triển thì trong lúc đó mọi người sẽ rảnh rỗi thì mới đan cây Cỏ Bàng. So với lúc trước, vụ mùa lúa sẽ cho nền kinh tế chủ cho người nông thôn. Nhưng bây giờ thì khác, vừa có nền kinh tế bên mùa vụ lúa và vừa có nền kinh tế bên nghề Cỏ Bàng.

“Dì thầm cảm ơn bởi nhờ có cái duyên đã đưa đẩy dì Liên quen biết Lan. Nhờ có công ty Maries mà phụ nữ thôn Đông Mỹ có thêm tên mới là người phụ nữ có kinh tế.” ~ Dì cười nói.

>> Đọc thêm Maries Thay Đổi Tôi Như Thế Nào|Câu chuyện số 1: Người Chằm Nón

3, Cùng Maries gìn giữ và phát triển làng nghề Đệm Bàng truyền thống

Cho đến hiện tại, dì thực sự cảm thấy may mắn khi được sinh ra trên mảnh đất làng nghề, mảnh đất màu mỡ “hạp” cho cây cỏ bàng sinh trưởng tốt và càng may mắn hơn khi được đồng hành cùng Maries”

Từ những người phụ nữ nông thôn chỉ biết lam lũ làm nông, dựa vào kinh tế của những mùa lúa, và từ những chiếc chiếu nhỏ, thu nhập rất ít chỉ đủ chi tiêu trong ngày, giờ kinh tế của các dì đỡ hơn nhiều có thêm thu nhập để lo cho gia đình và cũng có thêm tích luỹ để phòng khi “trái gió trở trời”. Từ một dì chỉ biết đan đệm và bây giờ đã biết đan các loại túi, mũ, nón, từ một Cỏ Bàng đơn giản mà bây giờ có thêm nhiều màu sắc hơn.

Qua mấy năm làm với công ty Maries mấy dì đã rút thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân: từ việc trồng Bàng, trữ Bàng, việc lựa Bàng cũng được tỉ mỉ và kỹ càng hơn.

Sự tận tâm, độc đáo của  sản phẩm Maries đã khiến nhiều khách hàng trở lại. “Nếu tôi là một người sinh ra từ làng Cỏ Bàng Phò Trạch hay là một họa sỹ thì mọi thứ không khó khăn. Nhưng khó vì tôi không sinh ra ở làng nghề Phò Trạch, cũng không biết gì về hội họa mà tất cả vì thích nên học hỏi mà thành”, chị Lan mỉm cười tâm sự.

Maries trải qua bao thời gian trải nghiệm với các chị, các bà ở làng nghề Cỏ Bàng, vấp phải không ít khó khăn tưởng chừng như phải dừng lại. Nhưng rồi cũng chính vì tình yêu và sự gắn bó với nghề của các bà các chị nơi đây đã tiếp thêm động lực để Maries tiếp tục đồng hành, kết nối và thúc đẩy nghề thủ công truyền thống. Vì vậy mà Maries cũng rất mong muốn khi khách hàng mua sản phẩm sẽ hiểu được giá trị sức lao động đằng sau sản phẩm, hiểu được quý khách hàng đang cùng Maries hỗ trợ và tạo điều kiện để cộng đồng làng nghề được bền vững và thịnh vượng hơn trong một ngày không xa. Cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết và lan tỏa những giá trị tốt đẹp này!

Maries 23/10/2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *