Năm 2017, Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch đã quyết định và công nhận Nghề dệt Zèng của người dân tộc thiểu số Tà Ôi, huyện A Lưới là di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia. Nghề dệt Zèng là di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia thứ hai của tỉnh Thừa Thiên Huế, sau ca Huế.
“Nghề dệt Zèng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia”
Nghề dệt zèng của người đồng bào Tà Ôi, huyện miền núi A Lưới, là nghề dệt truyền thống có từ lâu đời. Vải Zèng vừa là loại vải mang những nét văn hóa độc đáo, phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân địa phương và nhu cầu mua sắm cho du khách yêu văn hóa truyền thống, vừa tạo ra công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập tốt hơn cho người dân.
Vải Zèng của người Tà Ôi rất đẹp và thu hút. Sợi vải hoàn toàn từ thiên nhiên, được dệt từ chủ yếu ba tông màu đen, đỏ và trắng. Họa tiết ở vải Zèng có nét chuẩn mực riêng nhờ chất liệu sợi vải thô, dệt với hạt cườm trắng tinh tế.
Khi sờ vào, chúng ta có thể cảm nhận sự đáng yêu của những hạt cườm lăn tròn trên đầu ngón tay. Vải Zèng càng nhiều cườm thì càng có giá trị cao. Để dệt nên một tấm vải Zèng tinh xảo, không thể bỏ qua hình ảnh cần cù, khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ Tà Ôi.
Hoa văn trên vải zèng của người Tà Ôi

“Hoa văn trên vải Zèng”

Vải Zèng đặc biệt có rất nhiều “biến thể” hoa văn đa dạng, phong phú tùy thuộc vào người dệt Zèng. Tuy nhiên, hoa văn vải của người Tà Ôi có thể chia thành ba dòng chính.

Đầu tiên là hoa văn thực vật, như lá đoắc, hình búp măng, cây giang, tre hoặc nứa.

Sau đó là hoa văn động vật, tạo hình con dơi, xương cá, con chim trĩ,… là những loài động vật rất thân thuộc nơi vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cuối cùng là hoa văn đồ vật, như hàng rào, nhà cửa hoặc cây chông.

Cườm là một đặc điểm cực kì đặc sắc và hiếm có, hầu như chỉ có trên vải Zèng. Mỗi người dệt sẽ có một cách sắp xếp cườm độc bản, khác biệt. Hoa văn cườm thể hiện sự khéo léo, cẩn thận và cả tâm tư tình cảm được tích lũy qua kinh nghiệm “dệt cườm” bao đời của người đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dệt cườm vào vải được vì nó đòi hỏi kỹ thuật cao và kinh nghiệm của người dệt.

“Cườm là một điểm cực kì đặc sắc trên vải Zèng mà không phải loại vải nào cũng có”

Người phụ nữ Tà Ôi sẽ dệt Zèng trên một khung cửi bằng tre đơn giản, gọn nhẹ. Chính vì thế, họ có thể mang khung dệt đến bất kì nơi nào họ muốn để “tranh thủ” thời gian dệt Zèng. Bởi người phụ nữ Tà Ôi phải cặm cụi với công việc đồng án từ sáng sớm, mà vẫn phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc cả gia đình đến tận khuya.

“Người Phụ nữ Tà Ôi dệt Zèng”

Để làm ra một tấm vải Zèng đẹp và tinh tế, phải mất rất nhiều công sức và phải có kinh nghiệm nhiều năm, trải qua nhiều công đoạn cầu kì để làm ra một tấm vải độc lạ, đậm chất “Tà Ôi”. Một tấm Zèng hoàn chỉnh phải mất nhiều tuần liền, có khi mất đến vài tháng trời để hoàn thành.

Để làm ra một tấm vải Zèng.

Sau khi thu hoạch bông vào tháng Chín, người dân quay thành sợi vải bông. Sau đó, sợi bông được nhuộm màu và hồ hóa. Màu nhuộm đa số được lấy từ các loại cây, củ trong thiên nhiên để cho ra các màu đen, đỏ, vàng, xanh lá, tím. Để giữ bền màu hơn, thì yêu cầu kĩ thuật cao hơn từ người dệt, và phải có các loại phụ gia như vỏ ốc đá, bột sắn, bột nếp khô.

Sau khi được nhuộm xong thì vải sẽ được lên khung dệt. Đây là khâu cần sự tỉ mỉ, tinh tế của người dệt nhất. Vì nếu người dệt không “nhạy” để cảm nhận được sự khác biệt về màu sắc, độ thanh mảnh, hay thô kệch của từng nhóm sợi, thì thành phẩm tạo ra sẽ không đẹp và hữu dụng.

Có thể xem nghề dệt Zèng là nghề gia truyền, vì được truyền qua các đời. Người dân tộc Tà Ôi huyện A lưới, tỉnh thừa thiên Huế thường đan ra thành phẩm những tấm Zèng dệt có kích thước lớn hơn người dân tộc Tà Ôi ở các vùng khác. Với hệ thống hoa văn trang trí đa dạng, phong phú, và cườm được đan lên tấm Zèng chính là đặc điểm nổi bật và khác lạ nhất.

Dù là sản phẩm văn hóa phi vật thể, nhưng vải Zèng của người Tà Ôi, huyện A Lưới không hề có một khung mẫu “bất di bất dịch” nào. Mỗi cá nhân dệt Zèng sẽ cho ra những tạo hình, tạo màu có cảm xúc riêng. Tuy vậy, nét chung rất độc bản, đậm nét người “Tà Ôi” vẫn tạo nên sự nổi bật của loại vải này. Chỉ cần nhìn những hoa văn, màu sắc quen thuộc của vải Zèng là nhận ra ngay.

Zèng – thước đo nhiều giá trị của người Tà Ôi

Đối với người Tà Ôi, nghề dệt Zèng không chỉ là một nghề thủ công đơn thuần, mà còn là một thước đo thể hiện các giá trị đa chiều của đời sống người dân nơi đây.

Ngày xưa, vải Zèng lại một loại vải “thượng lưu”, chứng tỏ tiềm lực kinh tế của người sở hữu. Không phải nhà nào cũng có vải Zèng, và không phải ai cũng dệt được Zèng. Một tấm vải Zèng 3m thôi là đổi được trâu vì thật sự rất tốn công, tốn sức, đòi hỏi nhân công đông đúc, nhà đông con gái thì mới có thể dệt được.

“Zèng và lễ cưới của người Tà Ôi”

Trong ngày cưới, các cô dâu phải tặng nhà chú rể vải Zèng để làm thước đo sự khôn khéo, đảm đang, sự cần mẫn và khả năng thẩm mỹ của mình, thông qua các hoa văn, họa tiết, đính cườm độc đáo trên vải. Tâm tư, tình cảm của cô dâu được gói gọn trọn vẹn trong tấm vải Zèng quý giá, là thước đo giá trị nhân phẩm, sự hiếu thuận với nhà chồng tương lai. Đó cũng là vật phẩm linh thiêng trong thờ cúng của người Tà Ôi, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến các bậc thánh thần núi rừng linh thiêng.

Túi Zèng Maries

Kết hợp giữa các giá trị truyền thống xứ Huế, túi Cỏ Bàng Zèng của Maries đã ra đời với mong muốn gửi trao nhiều giá trị làng nghề và giá trị truyền thống hơn đến với khách hàng yêu thiên nhiên, và cổ vũ xu hướng mua sắm vì cộng đồng, xã hội. Túi cỏ bàng đã mang giá trị đặc biệt của nó. Vải Zèng lại là loại vải độc bản, họa tiết khác lạ. Nghề dệt Zèng là di sản phi vật thể được tôn vinh của Việt Nam. Chiếc túi cỏ bàng Zèng giá trị là như thế.

Túi cỏ bàng được đan tay từ 100% sợi cỏ bàng thanh mảnh, dai bền đã qua chọn lọc, bởi những nghệ nhân, nông dân làng nghề. Thành phẩm túi cỏ sau đó được vẽ họa tiết bằng màu Acrylic không phai, hoặc trang trí họa tiết vải. Các hoa văn đặc sắc trên vải Zèng được chọn lựa, “bóc tách”, và sáng tạo để thiết kế nên những chiếc túi cỏ bàng Zèng có nét rất riêng:

Thức dậy núi rừng, chim ca, gió hát

Thức dậy suối nguồn, réo rắc, chảy ngang

Thổ cẩm “gấm hoa”, bạt ngàn thương nhớ

Sợi cỏ quyện Zèng, có lỡ nhịp đan…? 

Theo Maries

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *